Năm giờ chiều ngày mùng hai tháng chín, ngày lễ độc của dân tộc.
Nghĩ về thời xa xưa một chút thì thấy đây đúng là một ngày trọng đại. Nó thay đổi cả tương lai của dân tộc trên mảnh đất Việt Nam này. Cái tương lai đấy tốt xấu thì chưa bàn, nhưng nó chắc chắn đánh dấu một thời kì mà con người Việt Nam được biết thêm trên bản đồ thế giới, là rằng họ không phải là thuộc địa, là nô lệ của nước Pháp, mà nay họ sẽ là những con người tự do để so sánh với các dân tộc, đất nước khác.
Nghĩ về mấy ngày nay một chút thì mình bỗng thấy Hà Nội trở nên thân thương và ngột ngạt vô cùng. Nói như vậy là ngược phải không? Thân thương ở chỗ: phóng xe máy một dạo trên đường Thanh Niên vào sớm Chủ Nhật, cây xanh mát hai bên đường, thoáng đãng, nhẹ nhàng. Hiếm có con đường nào mà hai bên lại là mặt hồ rộng thênh thang đến vậy. Hiếm có lắm.
Trở về trước đó mấy ngày, đi qua những toà nhà to lớn của các bộ bộ Nội Vụ, bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mà cảm thấy tự hào ghê gớm. Những toà nhà lớn đúng với vị thế của nó, đặt bên những con đường bốn làn xe. Cũng xứng đáng đấy. Mình nhớ cách đây 2 năm đi Trung Quốc, thằng bạn phóng xe trên Thượng Hải mà mình phải hỏi nó, bọn mày có đường như thế này từ khi nào ? Việt Nam chưa bằng được thế này. Mình cũng tủi hổ lắm. Nhưng dù sao sau 2 năm, Mỹ, Nhật đã đi, Sài Gòn đã sống, có lẽ đây là một sự trì trệ của Hà Nội nói riêng thôi.
Đấy, lại nói về sự ngột ngạt kia. Thứ ba, có vẻ như người thập phương đã quay lại Hà Nội. Mình đi qua con đường Yên Phụ, Cửa Bắc, Quán Thánh, Hoàng Hoa Thám rồi Đội Cấn, Đốc Ngữ. Đến là nhói lòng. Bác lái xe thì tiết kiệm xăng nên chẳng bật điều hoà, cũng chẳng thèm hỏi khách; bác phóng xe thì lách hết chỗ nọ chỗ kia, pim pim liên tục. Mình chẳng trách bác đâu. Trách cái người ngày xưa quy hoạch Hà Nội mà không có tầm nhìn ấy. Người Hà Nội họ sống khổ lâu rồi nên sinh ra cái tính đấy. Trách họ thì đến vô cùng mất.
Hi vọng lắm!