Monday, 27 December 2010

Lạm bàn về giáo dục

Giáo dục Việt Nam thực ra không quá tệ.

Ít nhất nó cũng đã góp phần cho tôi khôn lớn và hiểu biết như bây giờ. Tuy nhiên sau một thời gian học tập ở bên Anh, tôi nhận ra có một số thứ mình đáng ra có thể làm tốt hơn.

Nếu là bộ trưởng bộ Giáo dục, tôi sẽ đề nghị sắp xếp lại hệ thống giáo dục dựa vào những chương trình có sẵn mà các nước khác phát triển hơn người ta đã nghiêm túc nghiên cứu tìm hiểu cả chục năm nay rồi. Tôi sẽ chưa phát minh ra cái gì mới cả.

Một vài chương trình tôi thấy có thể tham khảo được đó là:
- International Baccalaureate
- Cambridge Pre-U
- GCE A-Level

Tôi vừa tìm hiểu qua chương trình IB và thấy nhận xét của đa phần cho rằng IB tốt hơn A-Level ở chỗ học sinh phải học một chương trình rộng hơn, trải đều ở nhiều mặt. Trong khi đó, với A Level bạn có thể đơn giản chọn những môn mình thích và chỉ quan tâm đến chúng. Chương trình Pre-U mới được thiết kế của Cambridge cho thấy rằng xu hướng các trường đại học đang quan tâm tới những học sinh toàn diện, ít nhất ở mức độ trước đại học, và rằng họ mong muốn một sự tư tin và khả năng làm việc độc lập thông qua bài kiểm tra về kĩ năng diễn đạt và một bài viết tự chọn gồm khoảng 4000 từ.

Một ưu thế nữa ở IB đó là sự phổ biến rộng rãi của chương trình này ở khắp thế giới. Hơn nữa, IB tuyên bố rằng họ là một not-for-profit organisation, có lẽ điều này tốt hơn cho giáo dục so với những GCE exam boards ở UK. Chương trình Pre-U của Cambridge vì mới được giới thiệu trong vài năm trở lại đây nên chưa thể đánh giá hết được.

- A Level: bản thân tôi đã theo học chương trình A-Level 2 năm với 4 môn Toán, Toán cao cấp (Further Mathematics), Lý và Tin. Tôi đồng tình với nhận định của một số người, đó là A-Level đang giảm dần giá trị theo thời gian bởi cấu trúc đề thi được lặp lại ít nhất trong khoảng 7 8 năm trở lại đây khiến cho việc thi A-Level ở các môn toán và khoa học trở nên dễ dàng bằng cách luyện dạng đề.


Cụ thể hơn nữa là mình có thể lấy chương trình iGCSE cho học sinh lớp 8 - 9 và A-Level cho học sinh lớp 10 - 11 của CIE exam board. Như vậy học sinh sẽ không học lớp 12 nữa mà đi thẳng lên đại học sau 11 năm (một cách khác là iGCSE cho học sinh lớp 9 - 10 và A-Level cho học sinh lớp 11 - 12 nhưng việc thay đổi cấp học có lẽ còn khó khăn hơn).

Riêng với những môn như Văn-Sử-Địa và GDCD thì mình hoặc có thể đề nghị board CIE họ develop dành riêng cho học sinh Việt Nam hoặc không thì tổ chức hẳn thành một nhóm các nhà nghiên cứu hàng đầu xây dựng những chương trình tương ứng với iGCSE hoặc A-Level.

Một vài lý do cho việc sử dụng hẳn chương trình này là vì:

- Khi CIE hay bất kì exam board develop chương trình học, họ cũng có mục tiêu như chúng ta đó là làm sao để trang bị cho học sinh kiến thức, cho phép học sinh dừng ở bậc học này hoặc có thể tiếp tục học nếu muốn lên đại học.

- CIE là board exam nằm dưới quyền của Cambridge Assessment (CA), là một khoa của đại học Cambridge. Mục tiêu của CIE, theo một logic có thể thấy được, là họ develop chương trình A-Level để sao cho những học sinh giỏi, đạt điểm cao trong những papers của CIE sẽ có thể tiếp tục ở đại học Cambridge không mấy khó khăn. Hơn nữa, CIE có thể hỏi ý kiến rất nhiều chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực của đại học Cambridge. Nó như là, CIE hỏi các ông giáo sư tiến sĩ ở Cambridge là các ông muốn tuyển học sinh như thế nào thì chúng tôi sẽ viết chương trình để đánh giá đúng thực lực của học sinh, những học sinh giỏi nhất mà các ông cần là học sinh ở top của board chúng tôi.
Chất lượng của Cambridge được cả thế giới công nhận, điều này khẳng định chất lượng của CIE.

- CA cũng đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình A-Level của một exam board lớn ở Anh (OCR), họ xây dựng STEP papers cho những học sinh giỏi toán để vào Oxbridge và cuối cùng bài làm của học sinh thi IELTS ở khắp nơi trên thế giới cũng được thu thập và để chấm ở đây qua ESOL exam board. Điều này cho thấy rằng ở CA, họ có đủ số lượng người để làm những công việc hiệu quả mang tính tiêu chuẩn toàn cầu.

- Toán và Khoa học (Lý, Hóa, Sinh, Tin học) chẳng phải của riêng Việt Nam nên ta cũng chẳng sợ sẽ bị mất bản sắc dân tộc ở đây. Cái có thể mất đó là sự chậm chạp với khoa học thế giới. Nếu cứ tiếp tục theo chương trình cũ, học sinh không có điều kiện để thực hành với chính những gì được học.

- Tôi không cho rằng lý do không có điều kiện xây trường vì thiếu tiền là hợp lý. Nó cho thấy sự thiếu trách nhiệm ở cả nhà quản lý và chuyên môn. Anh chuyên môn đâu đã xây dựng được những bài thực hành, liệt kê được những đồ dùng phải mua, còn anh quản lý cũng chính đáng thôi khi không quyết được trường nào nên cho bao nhiêu tiền. Đưa tiền cho họ, biết họ dùng vào việc gì ? Xin bàn thêm về cơ sở vật chất ở bên dưới.

Vậy là quá đơn giản rồi, chương trình đã có sẵn. Cái chúng ta cần bây giờ là 4 điều: tổ chức thi cử, năng lực học sinh, giáo viên; cơ sở vật chất và nâng cao cho học sinh có năng khiếu.

Tổ chức thi cử:
- Rõ ràng giáo viên mình sẽ không chấm bài thi của học sinh. Mình đang thuê những người khác chấm bài cho học sinh. Tiêu cực sẽ khó có khả năng xảy ra ở khâu ra đề và người chấm. Đơn giản vì họ phải giữ uy tín cho bộ mặt của họ với rất nhiều trường học trên toàn thế giới. Việc tiêu cực sẽ có thể xảy ra ở việc trông thi. Tôi thấy viêc này là việc đơn giản nhất, nếu gian lận ngay ở khi làm bài thì có lẽ nên dẹp luôn việc thi thố của cả nước đi thôi.

Năng lực học sinh và giáo viên:
- Cả giáo viên và học sinh sẽ đều cần nâng cao ngoại ngữ. Những thế hệ học sinh sau sẽ sử dụng tiếng Anh lưu loát như người bản địa. Bạn sợ tiếng Việt sẽ biến mất ? Nó sẽ không mất dễ thế đâu, ít nhất là trong vài chục năm tới. Trong thời gian đó, giáo viên Việt Nam, những thế hệ học sinh quay trở lại có thừa thời gian để viết những bộ sách thuần Việt. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ rằng nên học tiếng Anh bằng cách dạy học trực tiếp qua môn Toán và khoa học. Rồi đằng nào các bạn cũng phải học tiếng Anh thôi, chứ chỉ học bằng tiếng Việt thì sẽ không đi được quá được Lạng Sơn với Cà Mau đâu.

Cơ sở vật chất:
- Bạn có thể tham khảo thêm ở đây: http://www.wbdg.org/design/lab_dry.php#spcatt
Theo tôi một trường cần có đủ phòng học, thư viện, 4 loại phòng lab cho Lý Hóa Sinh và Tin. Tổng cộng chắc sẽ mất 300k bảng để xây dựng và trang bị hiện đại cho khoảng 800 học sinh. Có lẽ tôi cần cụ thể và chi tiết hơn nhưng nói thực thiết kễ mấu phòng học, hướng dẫn làm thư viện, labs, mấy cái này đều có người nghiên cứu kĩ rồi.
- Có điều muốn nói thêm là Pakistan, nước có GDP PPP per capita thấp hơn Việt Nam, cũng cho phép học sinh học GCSE và A-Level ở một số nơi. Cụ tỉ thế nào thì có lẽ cần nghiên cứu thêm.

Việc thi QG hay hệ thống trường chuyên:
- Lâu nay ta vẫn đánh đồng trường chuyên với thi QG, trong khi đó mỗi đội tuyển chỉ được có 10 người. Điều đó nghĩa là 2 khối 11 12 với 2 lớp chuyên có khoảng 80 em thì mình chỉ chọn 10 em.Còn 70 em còn lại vẫn học như những em không chuyên. Đó là bất cập. Theo tôi, hãy để việc thi QG là tự nguyện và làm sao cho các em học hết chương trình trên lớp + 50% thời gian nữa đầu tư vào môn đó là có thể đi thi có giải. Đó mới là sự thành công của giáo dục phổ thông.
- Quan điểm của tôi vẫn là để BGD tổ chức thi QG để đồng bộ trong việc trao giải. Nhưng để các em tự nguyện nộp đơn và lệ phí nếu muốn thi vòng loại. Ta chấm lấy những em top rồi lại trao giải rồi bồi bổ thểm. Cho các em biết sách nào hay nên đọc.
- Điều thứ hai là, nên khuyến khích các em thi nhiều môn. Đừng tổ chức thi QG vào cùng một ngày cho tất cả các môn như vậy. Ví dụ, có em giỏi Toán và Lý thì sẽ không thi được cả 2. Hai môn này có quan hệ rất mật thiết thì tại sao không khuyến khích bổi bổ các em ấy. Tôi cho rằng BGD nên sớm chỉnh ngày thi QG ở tất cả các môn để cho phép học sinh thi nhiều môn. Tôi tin sẽ có một năm, ta phát hiện được một thần đồng khi mà em ấy đi thi, đoạt giải QG QT ở tất cả các môn.

Tóm lại, dần dần tôi thấy mô hình trường chuyên không hợp lý nữa rồi. Có chăng thì ta có thể làm thế này:
- Trường đạt tiêu chuẩn QG là trường đạt theo chuẩn của CIE là những trường có khả năng đào tạo ở tất cả các môn Toán Lý Hóa Sinh Tin Văn Sử Địa và GDCD.
- Số trường đạt chuẩn này sẽ tỉ lệ với số dân trong tỉnh: cứ khoảng 1000 000 người dân thì có một trường với 800 học sinh.
- Xây dựng trường có lẽ không cần tốn kém như trường Ams đâu. Tôi cho rằng với ít tiền hơn, ta có thể xây được trường nhỏ gọn hơn về khuôn viên, tiện cho việc đi lại giữa các toàn nhà trong trường hơn là xây nó thật bự, hành lang thật to trong khi phòng học thì nhỏ tí.

No comments:

Post a Comment